Dựa trên thực tế hiện trạng du học hiện nay, ta thấy : So với các nước Âu, Mỹ có chất lượng giáo dục tương đương thì chi phí du học Nhật Bản rẻ hơn gấp 3 đến 4 lần. Nhưng phần lớn du học sinh Việt Nam tham gia chương trình du học Nhật Bản đều xuất thân là nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình không quá khá giả, nên việc chuẩn bị chi phí ban đầu đi du học là một thách thức khá lớn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho du học sinh, Chính phủ Nhật Bản cho phép làm thêm với mục đích trang trải được phần nào chi phí học tập, sinh hoạt.
Tuy nhiên, du học sinh muốn làm thêm tại Nhật buộc phải tuân thủ những quy định về việc làm theo pháp luật Nhật Bản đề ra. Những quy định đều có sự thay đổi qua từng thời kỳ sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Tổng hợp lại có những điều khoản như sau :
Trong quy định về việc làm thêm tại Nhật dành cho du học sinh, bạn cần phải có sự cho phép của nhà trường nơi bạn theo học và xin cấp giấy phép làm thêm do Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương bạn đăng ký sinh sống mới có thể tham gia làm thêm tại Nhật.
Theo đó, sinh viên quốc tế không được tự ý đi làm thêm mà cần phải xin phép và nhận được sự đồng ý của Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương. Khi đến xin giấy này, bạn cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài, thẻ sinh viên và giấy chứng nhận của trường. Sau đó, xin mẫu đơn tại Cục Quản lý nhập cảnh và điền đầy đủ các thông tin vào. Cục sẽ cấp cho bạn giấy phép được tham gia các hoạt động khác tại Nhật Bản ngoài việc du học, bao gồm việc đi làm thêm. Nếu bạn đã có chuẩn bị từ trước thì con dấu tại sân bay khi bạn nhập cảnh vào Nhật Bản.
Muốn có sự cho phép của nhà trường, bắt buộc bạn phải nộp đơn xin cho phép làm thêm tại Nhật Bản. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vấn đề này, bởi hầu hết các công ty, trung tâm du học ở Việt Nam đều hỗ trợ bạn xin giấy phép này ngay sau khi bạn nhập học. Việc của bạn chỉ là học tiếng Nhật thật tốt đê có thể xin được việc làm thêm tại Nhật ưng ý cũng như hoàn thiện hồ sơ du học đầy đủ và chuẩn nhất.
Nếu du học sinh nào vi phạm bất cứ điều kiện quy định về việc làm thêm đều sẽ bị thu hồi giấy phép làm thêm. Một số trường hợp vi phạm còn bị chấm dứt visa du học và trục xuất về nước.
Khi bạn đi làm thêm, bạn có thể sẽ phải đóng thuế cho cơ quan nhà nước.Phần thuế này có thể do phía người thuê đóng từ số tiến trích từ lương của bạn hoặc bạn có thể tự đóng. Nếu bạn làm nhiều công việc trong một năm thì có thể bạn sẽ nhận được giấy báo đóng thuế nhiều lần. Nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của sinh viên trong năm đó.
Cuối năm, theo quy định làm thêm ở Nhật Bản, các sinh viên có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường được gửi từ văn phòng thuế tại địa phương. Như vậy bạn cần lưu ý, nếu mức thu nhập của bạn tương đối cao thì bạn cần phải tìm hiểu rõ hơn về các quy định thuế và cách điền mẫu thuế.
Thực tế, làm thêm 28 giờ/tuần chỉ giúp các bạn du học sinh trang trải được chi phí sinh hoạt hàng ngày mà thôi. Trong khi đó, chi phí tốn kém nhất khi đi du học lại là học phí. Để trang trải nốt khoản tiền học phí hàng năm, các bạn du học sinh thường phải “làm chui” quá thời gian quy định. Nếu 1000 người Việt Nam sang Nhật du học chắc chỉ có 1 – 2 người là làm thêm đúng quy định còn đâu đều làm thêm sai thời gian quy định. Đây là tình thế bắt buộc nên dù không muốn nhưng các bạn du học sinh đều phải chấp nhận rủi ro để đi làm thêm.
Như chúng tôi được biết, có nhiều bạn thậm chí đi làm thêm tới 12 tiếng một ngày để kiếm tiền và số tiền kiếm được đôi khi lên đến cả trăm triệu đồng một tháng. Tuy vậy, đánh đổi lại là rủi ro lớn hơn và chắc chắn các bạn đó sẽ không thể tập trung để học tốt được. Lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn đó là hãy cân đối giữa thời gian làm thêm và thời gian học tập để có thể tiến được xa hơn trên con đường du học Nhật Bản.
Du học Nhật Bản với những quy định tư nhà trường cũng như Chinh phủ Nhật về quản lý việc làm thêm rất nghiêm ngặt và quy chuẩn. Do vậy du học sinh cần lưu ý các vấn đề trên để đảm bảo việc học tập, sinh hoạt trong suốt quá trình sinh sống tại Nhật đươc diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra còn khá nhiều quy định nhỏ lẻ khác, các bạn cần phải chú ý chấp hành sao cho đúng để có nhiều hơn những cơ hội sinh sống và làm việc tại Nhật sau khi ra trường.